Quy định về nghiệm thu vật liệu đầu vào trong xây dựng nhằm đảm bảo rằng tất cả các vật liệu được sử dụng trong công trình đều đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn và chất lượng.
Để thực hiện nghiệm thu sao cho chính xác, hiệu quả thì mọi người cần hiểu rõ tiêu chuẩn nghiệm thu gồm những gì, được quy định như thế nào.
Ở bài viết dưới đây, Marchinde BUILD chia sẻ một số quy định về nghiệm thu vật liệu đầu vào đến Quý khách hàng
QUY ĐỊNH VỀ NGHIỆM THU VẬT LIỆU ĐẦU VÀO
Vì sao nên nghiệm thu vật liệu đầu vào:
Đảm bảo chất lượng công trình, phòng ngừa rủi ro và sự cố:
Vật liệu xây dựng là yếu tố cơ bản quyết định chất lượng và tuổi thọ của công trình. Sử dụng vật liệu kém chất lượng có thể dẫn đến các sự cố nghiêm trọng như sập đổ công trình, nứt gãy kết cấu, hay hư hỏng sớm.
Nghiệm thu chất lượng đầu vào giúp phát hiện và loại bỏ các vật liệu không đạt tiêu chuẩn ngay từ đầu, giảm thiểu rủi ro trong quá trình thi công và sử dụng.
Tiết kiệm chi phí và thời gian:
Phát hiện sớm các vật liệu không đạt yêu cầu sẽ giúp tránh được việc phải tháo dỡ, sửa chữa hoặc thay thế sau này, điều này tiết kiệm chi phí và thời gian cho công trình. Nghiệm thu chất lượng đầu vào cũng giúp giảm thiểu rủi ro phát sinh thêm chi phí do việc sử dụng vật liệu kém chất lượng.
Bảo vệ uy tín và trách nhiệm của các bên liên quan:
Nghiệm thu chất lượng đầu vào giúp các bên thể hiện trách nhiệm và cam kết của mình đối với chất lương công trình, vật liệu đúng với báo giá trong hợp đồng, từ đó bảo vệ uy tín và danh tiếng trong ngành.
Quy định về nghiệm thu vật liệu đầu vào
Các quy định cơ bản về nghiệm thu vật liệu đầu vào tại Công Ty xây dựng Bình Dân:
– Vật liệu đầu vào phải tuân thủ các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), tiêu chuẩn quốc tế hoặc các quy chuẩn kỹ thuật: hình dáng, kích thước, hóa học, đặc tính cơ lý học
– Mỗi loại vật liệu phải có đầy đủ các giấy tờ chứng nhận nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, và tiêu chuẩn kỹ thuật từ nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp: giấy chứng nhận chất lượng, phiếu thí nghiệm, chứng nhận hợp chuẩn/hợp quy, và các tài liệu liên quan khác.
– Nghiệm thu vật liệu đầu vào thường diễn ra tại hiện trường hoặc tại nơi lưu trữ vật liệu trước khi đưa vào sử dụng.
– Bên nghiệm thu bao gồm đại diện chủ nhà và công ty xây dựng; kiểm tra vật liệu thực tế tại công trình
– Kiểm tra thương hiệu, mẫu mã, ngoại quan, kích thước, trạng thái và tính đồng nhất của vật liệu đã đúng với vật liệu công ty báo giá trong hợp đồng xây dựng đã ký kết
– Sau khi hoàn thành quá trình nghiệm thu, biên bản nghiệm thu được lập, bao gồm các thông tin về kết quả kiểm tra và danh sách các vật liệu được chấp thuận.
– Biên bản nghiệm thu cần có chữ ký của các bên tham gia nghiệm thu.
– Nếu vật liệu không đạt yêu cầu và không đúng với mẫu mã, chủng loại, chất lượng so với báo giá trong hợp đồng, chủ nhà có quyền từ chối, yêu cầu thay thế hoặc yêu cầu nhà cung cấp khắc phục.
– Vật liệu không đạt chuẩn không được đưa vào sử dụng cho đến khi các vấn đề đã được giải quyết và nghiệm thu lại.
– Vật liệu sau khi nghiệm thu phải được bảo quản đúng cách để đảm bảo chất lượng trước khi sử dụng trong quá trình xây dựng.
– Quy định về bảo quản bao gồm che chắn, lưu trữ trong điều kiện phù hợp, và tránh tiếp xúc với các yếu tố có thể làm giảm chất lượng vật liệu.
Những quy định này giúp đảm bảo rằng các vật liệu xây dựng sử dụng trong thi công đạt yêu cầu về chất lượng, từ đó đảm bảo an toàn và độ bền của công trình.